Hạt dẻ - món ngon không thể bỏ qua trong mùa đông
Hiện nay, hạt dẻ trở thành món khoái khẩu của rất nhiều gia đình trong mùa đông. Với vị ngọt và béo ngậy đặc trưng, những mẻ hạt dẻ rang nóng hổi là một thứ gì đó rất cuốn hút mọi người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn khái quát về nguồn gốc, thời gian thu hoạch, tác dụng, cách chế biến, bảo quản hạt dẻ.
Nguồn gốc của hạt dẻ
Theo nhiều tài liệu cho thấy, cây hạt dẻ là một loài cây gỗ, đây là loại cây bản địa của khu vực đông nam châu Âu và Tiểu Á. Nó là loài cây chịu rét, sống lâu và hạt dẻ được sử dụng như một thành phần thực phẩm trong ẩm thực. Ở nước ta, hạt dẻ được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái… Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) và hạt dẻ Sapa (Lào Cai).
Hạt dẻ là loại cây ưa lạnh và ưa khô, thích hợp với khí hậu của các tỉnh ở miền Bắc. Từ xa xưa, cây hạt dẻ đã trở thành một trong những đặc sản của miền sơn cước. Phần lớn diện tích cây hạt dẻ ở Việt Nam phân bố nhỏ lẻ và phân tán. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, cây hạt dẻ đã được một số Trung tâm giống cây trồng nhân giống thành công và triển khai trồng theo quy hoạch thí điểm ở một vài nơi.
Mùa thu hoạch hạt dẻ
Tại nhiều địa phương, hạt dẻ trở thành một trong những cây trồng mang lại nguồn thu cho bà con dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Thời gian thu hoạch của hạt dẻ là khoảng tháng 10 - 11 Dương lịch, tương đương khoảng tháng 8 - 9 Âm lịch hàng năm. Khi có gió lớn, quả dẻ trên cây rụng xuống và người dân sẽ dùng que tre để thu hoạch hạt bên trong. Mỗi quả dẻ sẽ có khoảng 3 - 4 hạt.
Vì hạt dẻ tương đối khó bảo quản nên cần được chế biến hoặc tiến hành bảo quản ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng. Có nhiều cách để bảo quản hạt dẻ như: trải ra sàn nhà hoặc bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tốt nhất, bạn nên chế biến hạt dẻ ngay sau khi thu hoạch, vừa đảm bảo tươi ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng trong hạt.
Đặc điểm của hạt dẻ tại Việt Nam
Như đã nói ở trên, cây hạt dẻ là loại cây ưa lạnh và ưa khô. Vì vậy, khi được trồng ở khu vực có khí hậu lạnh như các tỉnh biên giới phía Bắc thì hạt dẻ sẽ cho chất lượng tốt nhất. Hạt dẻ có kích thước to bằng ngón tay cái, vỏ màu nâu bóng, có ít lông tơ bám trên vỏ ngoài. Bên trong hạt có màu vàng tươi, khi ăn sẽ cho vị ngọt, giòn như khoai lang.
Cây hạt dẻ trồng sau khoảng 7 năm thì bắt đầu cho thu hoạch. Quả hạt dẻ khi ở trên cây sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ gai, hình dạng như quả chôm chôm. Khi có gió lớn, quả dẻ rơi xuống đất và người dân sẽ thu hoạch các hạt bên trong.
Giá bán hạt dẻ mới nhất hiện nay
Giá bán hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng)
Để có thể thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng chính gốc, chắc chắn cái giá bạn phải trả không dưới 150.000đ/kg, đối với những đợt hạt tươi ngon, chất lượng thì giá còn có thể tăng cao hơn. Đối với các loại hạt dẻ khác, giá thường dao động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg hạt tươi.
Hạt dẻ Trùng Khánh chính gốc sẽ có chất lượng và độ thơm, bùi cao hơn những loại hạt dẻ khác nhưng bù lại, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho loại hạt dẻ này. Bên cạnh đó, việc chọn mua được hạt dẻ Trùng Khánh chính gốc hiện nay cũng rất khó khăn, đa phần trên thị trường là các loại hạt dẻ khác mạo danh để nâng giá bán.
Giá hạt dẻ Thái Lan
Đối với thị trường miền nam, loại hạt dẻ phổ biến là hạt dẻ từ Thái Lan, loại hạt dẻ này có đặc trưng là hạt tròn, đều, kích thước to khoảng đầu ngón tay cái, màu sắc nhạt hơn so với hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ Vân Nam - Trung Quốc. Hạt dẻ Thái Lan được người tiêu dùng ưa chuộng, vì hạt có khẩu vị phù hợp, tuy nhiên, mức giá của hạt dẻ Thái Lan thường cao hơn so với hạt dẻ thông thường. Mức giá dao động của hạt dẻ Thái Lan thường ở mức 100.000 - 150.000 đồng/kg hạt rang sẵn, thậm chí nhiều nơi còn có mức giá cao hơn.
Giá hạt dẻ tươi thông thường
Hiện nay, đối với các loại hạt dẻ thông thường trên thị trường, giá dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg hạt tươi, tùy theo từng thời điểm. Hạt dẻ rang có giá dao động khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại: hạt dẻ rang thường, hạt dẻ rang mật ong hay hạt dẻ rang với một số loại phụ liệu khác.
Có thể nói, giá hạt dẻ không có nhiều biến động, có thể trong dịp giáp Tết người bán sẽ đẩy giá cao hơn một chút, tuy nhiên mức chênh lệch sẽ không quá nhiều. Hiện tại, người tiêu dùng đã có thể chọn mua hạt dẻ vào tất cả các mùa trong năm.
Nên chọn loại hạt dẻ tươi nào tốt cho sức khỏe?
Nhìn chung, tất cả các loại hạt dẻ trên thị trường hiện nay đều tương đối giống nhau, chỉ chênh lệch một chút về chất lượng bên trong hạt. Bạn có thể lựa chọn hạt dẻ Trùng Khánh, hạt dẻ Sapa, hạt dẻ Vân Nam - Trung Quốc hoặc hạt dẻ Thái Lan… Khi được rang chín, hạt dẻ có vị ngọt, thơm bùi rất hấp dẫn. Đây là loại hạt được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn mỗi khi mùa đông tới, đặc biệt là thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) và hạt dẻ Thái Lan là 2 loại hạt dẻ có hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc chọn mua được hạt dẻ Trùng Khánh chính gốc tương đối khó khăn vì sản lượng của loại hạt dẻ này không nhiều, chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.
Hạt dẻ có tác dụng chống oxy hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể
Với thành phần có chứa protein và vitamin C, hạt dẻ có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa da và các bộ phận của cơ thể. Bên cạnh đó, với hàm lượng tinh bột cao, hạt dẻ sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn calories, giúp cơ thể khỏe mạnh, vượt qua tình trạng uể oải, mệt mỏi. Tuy nhiên, hạt dẻ có chứa nhiều chất béo, vì vậy, bạn không nên sử dụng quá nhiều hạt dẻ trong một lần ăn.
Nên ăn hạt dẻ với số lượng vừa đủ, một người trưởng thành nên ăn khoảng 200 - 300g hạt dẻ/lần ăn, tương đương với khoảng 20 - 30 hạt/lần. Không nên ăn quá nhiều hạt dẻ một lúc, sau khi ăn hạt dẻ nên ăn các loại rau, củ, quả khác... như vậy, sẽ đảm bảo chất lượng cũng như cân bằng lượng dinh dưỡng trong cơ thể.
Hạt dẻ rất tốt cho tim mạch và dạ dày
Hạt dẻ khi rang cùng mật ong sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ máu, giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể. Hạt dẻ giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa vì vậy, hạt dẻ cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch
Cũng tương tự như khoai tây, khoai lang thì hạt dẻ có chứa một hàm lượng nhỏ kali, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi của dạ dày. Theo quan niệm dân gian, hạt dẻ cũng có công dụng “nhuận tràng” rất tốt. Người bị đau dạ dày có thể ăn hạt dẻ hầm móng giò được nấu nhừ, giúp trung hòa tính acid trong dạ dày.
Hạt dẻ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón
Hạt dẻ là loại hạt giàu chất xơ. Loại chất xơ có trong hạt dẻ là chất xơ không tan. Đây là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày, không chỉ giúp cho việc tiêu hoá tốt hơn, chất xơ còn cung cấp nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho cơ thể bạn. Với chế độ ăn uống hợp lý, hàm lượng chất xơ trong hạt dẻ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và do đó giúp ngăn ngừa táo bón.
Bà bầu có nên ăn hạt dẻ hay không?
Một trong những thắc mắc của rất nhiều phụ nữ là bà bầu có nên ăn hạt dẻ? Câu trả lời là nên ăn. Do hạt dẻ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu tinh bột có thể cung cấp cho cơ thể 1 lượng lớn calories, giúp phụ nữ trong quá trình mang thai giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Có thể nói, bên cạnh hạt óc chó, hạt macca, hạt sen… thì hạt dẻ cũng là loại hạt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên sử dụng.
Bên cạnh đó, chất xơ, protein và các khoáng chất thiết yếu khác có trong hạt dẻ có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Các bà bầu nên ăn vài hạt dẻ mỗi ngày, rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hưỡng dẫn cách chế biến hạt dẻ ngon nhất
Chế biến hạt dẻ tươi thì không khó, nhưng để chế biến hạt dẻ một cách ngon nhất thì không phải ai cũng biết. Chúng tôi sẽ giúp bạn chế biến hạt dẻ tươi một cách ngon nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Cách làm cụ thể như sau:
Bước 1: Rửa sạch hạt dẻ
Khâu đầu tiên là bạn phải rửa sạch hạt dẻ tươi, loại bỏ bùn đất và các tạp chất bám trên vỏ hạt. Loại bỏ đi những hạt nổi trên mặt nước vì đây là những hạt đã bị hỏng, không sử dụng được.
Bước 2: Khứa vỏ
Khâu khứa vỏ hạt dẻ tươi có thể thực hiện trước hoặc sau khi rửa sạch đều được. Chúng tôi khuyên bạn nên khứa vỏ trước khi rửa sạch. Khứa vỏ giúp cho hạt dẻ nứt bở hơn khi luộc/rang và thuận tiện trong lúc ăn. Bên cạnh đó, việc khứa vỏ hạt cũng giúp các loại phụ gia như mật ong, bơ thấm đều vào sâu bên trong hạt, giúp hạt dẻ có mùi thơm và hương vị đậm đà hơn.
Bước 3: Luộc hạt dẻ
Sau khi rửa sạch và khía vỏ hạt, bước tiếp theo là chúng ta sẽ luộc hạt dẻ. Cách luộc hạt dẻ cũng như luộc các loại củ quả, ngô, khoai bình thường. Luộc hạt dẻ tươi trong 15 phút là được. Bạn có thể cho thêm chút muối trong quá trình luộc để hạt dẻ thêm đậm đà.
Bước 4: Rang hạt dẻ
Sau khi luộc 15 phút, bạn vớt hạt dẻ ra rổ nhựa và để ráo trong khoảng 5 - 10 phút. Sau đó, cho hạt dẻ vào chảo rang thêm 10 - 15 phút đến khi nào hạt bay hết hơi nước, vỏ hạt chuyển sang màu vàng, có tiếng nổ lách tách là khi đó hạt đã chín.
Lưu ý: trong quá trình rang hạt dẻ, bạn nên lựa chọn chảo gang để có chất lượng tốt nhất và cho thêm chút muối để giúp hạt chín đều.
Bước 5: Thưởng thức
Thưởng thức hạt dẻ khi còn nóng. Ngon hơn khi ăn với gia đình, người thân hoặc ăn với bồ. Thật tuyệt vời nếu sau một ngày dài mệt mỏi, chính tay bạn chế biến đĩa hạt dẻ vàng ruộm hấp dẫn để cả gia đình ngồi quây quần bên chiếc Tivi xem phim và cùng nhau thưởng thức món hạt dẻ rang hấp dẫn.
Như chúng tôi đã nói ở trên, hạt dẻ tươi có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, bạn nên ăn hạt dẻ với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lần, mỗi lần ăn chỉ cần ăn khoảng 20 - 30 hạt/lần. Ăn hạt dẻ với số lượng hợp lý vừa đảm bảo chất lượng vừa cân bằng lượng dinh dưỡng trong cơ thể.
Nếu bạn có nhu cầu mua hạt dẻ tươi, hạt dẻ rang có thể liên hệ với Hạt Dẻ Online, chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại hạt dẻ tươi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Mỗi ngày chúng tôi có 3 - 4 chuyến hạt đi và về, vì vậy luôn đảm bảo chất lượng hạt dẻ tươi mới 100%.